Nội san

Hệ thống bài tập nghe nhạc luyện thẩm âm cho lứa tuổi mẫu giáo lớn

03 Tháng Tám 2015

                                                                             Lương Văn Phong

 

Để cảm thụ được âm nhạc, vấn đề quan trọng nhất là thẩm âm (thẩm mỹ của tai nghe về âm nhạc), nó gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ. Do đó, trẻ phải chú ý lắng nghe, quan sát, hình thành dần dần sự liên tưởng. Trẻ tập trung nghe nhạc sẽ có so sánh âm thanh tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của các âm thanh đó, ghi nhớ các đặc điểm, tính chất các hình tượng âm thanh trong âm nhạc.

Để rèn luyện tai nghe nhạc cho trẻ, giáo viên có thể kết hợp với các hoạt động học, hoạt động vui chơi có chủ đích theo chủ đề, chủ điểm, giúp trẻ nghe và phát hiện ra hướng âm thanh, sự chuyển động của âm thanh. Để nâng cao khả năng nghe nhạc của trẻ cần phải xây dựng các bài tập hỗ trợ nhằm định hướng, giúp trẻ nhớ lâu hơn về nội dung học của mình.

1. Bài tập nghe trường độ - tiết tấu

Trong âm nhạc, việc sáng tạo ra các tác phẩm thính giác trong dân gian như: đọc vè, đồng dao… chúng tôi nhận thấy tiết tấu là yếu tố đầu tiên, chỉ có tiết tấu không có cao độ. Như vậy; tiết tấu là yếu tố đầu tiên trong sáng tạo ra âm nhạc.

Đối với trẻ; việc tiếp xúc với yếu tố nào nhiều trong sinh hoạt hàng ngày thì trở nên dễ. Tiết tấu trong sinh hoạt liên quan đến chuyển động, tốc độ thao tác như: đi nhanh, ăn nhanh, đi chậm, ăn chậm, phản xạ chậm…trẻ vô hình chung được làm quen với tiết tấu trước qua sinh hoạt hàng ngày. Trẻ được trải nghiệm hàng ngày nên việc cảm nhận về tiết tấu sẽ dễ dàng hơn. Qua thực tế giảng dạy và quan sát thì trẻ cảm nhận tiết tấu dễ hơn cao độ. Để giúp trẻ tiếp xúc với âm nhạc đạt hiệu quả cao hơn ta nên rèn tiết tấu trước. Trong nội dung giáo dục âm nhạc, các bài tập nghe trường độ - tiết tấu thường được sử dụng để rèn trong hoạt động hát và vận động nhạc. Giáo viên cho trẻ luyện tiết tấu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đầu tiên giáo viên cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu mẫu. Sau khi trẻ thực hiện tốt, cô cho trẻ sử dụng thêm các phương tiện dạy học khác như: mõ, thanh phách, trống...

Đặc biệt là thể trên các bài hát ở tiết vận động theo nhạc (thể hiện được với các bài hát ở nhịp 2 một cách dễ dàng)

Ví dụ 1: Mẫu gõ đệm theo tiết tấu quen thuộc có thể áp dụng cho hầu hết các bài hát ở nhịp 2.

(Ký hiệu V là vỗ tay, Nghỉ là không vỗ)

Mẫu 1:

  

Giáo viên giới thiệu về loại hình tiết tấu. Để trẻ làm quen với loại hình này, cô tiến hành hướng dẫn trẻ loại hình tiết tấu chậm. Giáo viên vỗ tay cho trẻ nghe hai lần (lưu ý giáo viên thao tác chậm để trẻ quan sát và nghe được). Giáo viên cho trẻ vỗ theo cô 2 đến 3 lần. Sau đó cô kiểm tra và tiến hành sửa sai cho trẻ.

Mẫu 2:

Ở bài tập này, cô cũng tiến hành vỗ tay cho trẻ nghe hai lần, trẻ quan sát và làm theo cô.

Mẫu 3:

Với bài tập tiết tấu nhanh, giáo viên tiến hành thực hành 2 - 3 lần giúp trẻ quan sát và nghe đúng. Sau đó giáo viên tiến hành sửa sai cho trẻ.

Với ba mẫu kể trên ta áp dụng vào các bài hát ở nhịp 2 phách như sau:

Tiết tấu này giúp trẻ thể hiện được tiết tấu dài hơn mang tính liên tục. Về phương pháp thực hiện tương tự như các bài tập trên, ngoài ra cô tiến hành gõ bằng thanh phách trong khi luyện tập.

Ví dụ 3:

            Về vấn đề tiết tấu trong khi học nghe đối với trẻ nhỏ cũng chỉ xoay quanh những dạng tiết tấu đơn giản như: trắng, đen, móc đơn, bên cạnh đó trẻ còn có thể học được tiết tấu móc giật... chủ yếu để trẻ có thể nhận biết được nhịp điệu của bài hát. Thí dụ: khi dạy trẻ nghe phần lời ca, giáo viên đọc rõ ràng lời ca theo tiết tấu của câu nhạc để trẻ làm quen và nghe chuẩn trước khi kết hợp lời ca với giai điệu. Trẻ nhỏ nhắc lại phần lời ca theo tiết tấu như vậy cũng khiến cho việc học nghe trở nên dễ nhớ, dễ thuộc hơn.

2. Bài tập nghe cao độ

Giai điệu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của nghệ thuật âm nhạc, như đã biết, hai yếu tố cơ bản tạo nên giai điệu là tiết tấu và cao độ. Trong giáo dục âm nhạc, việc rèn luyện năng lực cảm nhận giai điệu là một việc vô cùng quan trọng.

Nếu ta nhìn nhận cao độ ở khía cạnh điệu thức thì yếu tố này có giá trị về mặt nội dung của tác phẩm, hay nói một cách khác nó chứa đựng giá trị về mặt thẩm mỹ và cảm xúc âm nhạc.

Ở khía cạnh vật lý (âm học) ta có thể hiểu sự thay đổi cao độ thực chất là thay đổi tần số rung của âm thanh, nếu rèn luyện cho trẻ năng lực thính nhạy với hiện tượng thay đổi cao độ trong âm nhạc tức là ta đã rèn luyện độ chính xác tinh tế của cơ quan thính giác. Đối với hiện tượng thay đổi tần số rung của âm thanh từ hai phương diện là điệu thức và vật lý, chúng tôi thấy việc rèn luyện cao độ là công việc giáo dục có chức năng kiểm tra khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ.

 

Ảnh: Một giờ học âm nhạc của trẻ mầm non (Nguồn: st))

 

Không phải trẻ nào cũng có khả năng nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc, nhiều trẻ phải nghe đi nghe lại, tập đi tập lại mới nghe đúng, một số trẻ có khi nghe mãi cũng không đúng được giai điệu. Tuy nhiên, nếu nghe nhiều, khả năng nghe đúng của trẻ nâng cao hơn. Nếu chỉ cho trẻ nghe thông thường qua các bài hát thì sẽ khó đạt đến kết quả trẻ nghe đúng, hay chính xác. Dẫn đến việc trẻ không xác định được hướng cao độ đi lên, đi xuống, đi ngang… Vì vậy, cần phải xây dựng các bài tập để củng cố khả năng nghe nhạc của trẻ.

            Sau đây chúng tôi xin đưa một số bài tập cụ thể để hỗ trợ việc nghe cao độ của trẻ. Các bài tập này chủ yếu được luyện trên gam và các bậc ổn định của C dur.

Ví dụ 4: Giúp trẻ nghe cao độ và bắt chước theo tiếng gà gáy

Với bài tập nghe cao độ này, giáo viên đánh đàn cho trẻ nghe hai lần, sau đó giáo viên ghép âm ò ó o cho trẻ nghe một lần. Để trẻ có thể ghi nhớ, giáo viên tiến hành cho trẻ thực hiện hai lần.

Sau khi cho trẻ nghe 3 âm có thể cho trẻ nghe nhiều âm hơn

Ở bài tập này giáo viên cho trẻ thực hiện câu dài hơn. Giáo viên làm mẫu và cho trẻ làm hai lần

Đây là bài tập nâng cao giúp trẻ nghe được chuỗi âm thanh dài hơn. Để giúp trẻ thực hiện tốt hơn, giáo viên đánh đàn hai lần, yêu cầu trẻ nghe và tự làm.

Ví dụ 5: Bài tập giúp trẻ cảm nhận âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. Hướng âm thanh đi lên liền bậc

            Mẫu 1:

Với bài tập này trước hết giáo viên đánh đàn cho trẻ nghe một lần. Sau đó cho trẻ đọc nốt theo.

Hướng âm thanh đi xuống liền bậc

            Mẫu 2:

Tương tự như mẫu 1, giáo viên cũng đánh đàn cho trẻ nghe một lần, cho trẻ đọc nốt theo. Sau đó, giáo viên tiến hành ghép hai mẫu 1, 2 và thay bằng âm la, giáo viên làm mẫu, trẻ làm theo.

            Hướng âm thanh đi lên cách bậc

            Mẫu 3:

Ở bài tập này, giáo viên đánh đàn cho trẻ nghe một lần, trẻ đọc tên nốt theo giai điệu của đàn. Sau đó giáo viên tiến hành ghép mẫu 3, mẫu 4 cho trẻ đọc hai lần và thay bằng âm a, giáo viên làm mẫu, trẻ tự làm.

Hướng âm thanh đi ngang

            Mẫu 5:

3. Nhịp độ, sắc thái

Để phát huy được hiệu quả của hoạt động nghe nhạc, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ về ý nghĩa, tính chất, nhịp điệu, sắc thái giữa đường nét giai điệu, nội dung của tác phẩm.

Với các bài tập luyện nghe nhịp độ, sắc thái, giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ nghe bằng việc thu âm tiếng của các loại nhạc cụ vào băng đĩa để cho trẻ nghe. Nếu sử dụng tốt nhạc cụ thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Ví dụ 8: Bài tập giúp trẻ có nhận biết tính chất của tác phẩm

Mẫu 1

Giáo viên đánh đàn hoặc thu vào băng đĩa nhằm mục đích cho trẻ nghe để trẻ nhận ra giai điệu bài hát Đường và chân. Đồng thời trẻ có thể cảm nhận giai điệu có nhịp điệu hành khúc.

Mẫu 2

Với mẫu bài trên, giáo viên tiến hành đánh đàn hoặc thu vào băng đĩa nhằm mục đích cho trẻ nghe để trẻ nhận ra giai điệu bài hát Quả bóng. Đồng thời trẻ có thể cảm nhận giai điệu có nhịp điệu vui nhộn, hóm hỉnh.

Mẫu 3

Giáo viên đánh đàn hoặc thu vào băng đĩa nhằm mục đích cho trẻ nghe để trẻ nhận ra giai điệu bài hát Đội kèn tí hon. Và giúp trẻ có thể cảm nhận giai điệu có nhịp điệu hành khúc.

Ví dụ 9:

Giáo viên đánh đàn hoặc thu vào băng đĩa nhằm mục đích cho trẻ nghe để trẻ nhận ra giai điệu bài hát Trời nắng trời mưa. Đồng thời trẻ có thể cảm nhận giai điệu của bài hát.

            Ví dụ 10. Bài tập này giúp trẻ nghe nhận biết ra giai điệu nhẹ nhàng của làn điệu hát ru quen thuộc

            Giáo viên đánh đàn hoặc thu vào băng đĩa nhằm mục đích cho trẻ nghe để trẻ nhận ra giai điệu bài hát ru Mẹ yêu con. Đồng thời trẻ có thể nhận ra thể loại trữ tình êm dịu.

Giáo viên đánh đàn hoặc thu vào băng đĩa nhằm mục đích cho trẻ nghe để trẻ nhận ra giai điệu bài hát Khúc hát ru người mẹ trẻ. Đồng thời trẻ có thể nhận ra thể loại trữ tình êm dịu.

Mẫu 1.

Ví dụ 11. Giúp trẻ nhận ra màu sắc của âm thanh qua các loại nhạc cụ khác nhau. Trên cơ sở đó để giới thiệu các loại nhạc cụ quen thuộc.

Mẫu 1

Bài hát: Lý cây bông – dân ca Nam Bộ.

Lần 1: Thể hiện bằng tiếng đàn piano.

Lần 2: Thể hiện bằng tiếng đàn bầu.

Lần 3: thể hiện bằng tiếng đàn tranh.

Giáo viên tiến hành thu âm bài hát Lý cây bông bằng 3 loại nhạc cụ khác nhau cho trẻ nghe 3 lần bằng ba loại hình nhạc cụ khác nhau. Lần thứ nhất cho trẻ nghe bài hát được thể hiện qua tiếng Piano, lần thứ 2 cho trẻ nghe hát bằng tiếng đàn bầu, lần thứ 3 cho trẻ nghe bằng tiếng đàn tranh. Qua bài nghe cho trẻ phân biệt được các loại nhạc cụ khác nhau trong âm nhạc.Nội dung này thường được sử dụng trong các tiết nghe nhạc và tổ chức chơi trò chơi âm nhạc.

Mẫu 2

Bài hát: Đội kèn tí hon.

Lần 1: Thể hiện bằng tiếng đàn ghi ta.

Lần 2: Thể hiện bằng Kèn Trumpet.

Lần 3: thể hiện bằng tiếng phìm điện tử.

Tương tự như bài trên, giáo viên tiến hành thu âm bài hát bằng 3 loại hình nhạc cụ khác nhau cho trẻ nghe 3 lần bằng ba loại hình nhạc cụ khác nhau. Lần thứ nhất cho trẻ nghe bài hát được thể hiện qua tiếng kèn Trumpet, lần thứ 2 cho trẻ nghe hát bằng tiếng trống, lần thứ 3 cho trẻ nghe bằng tiếng phìm điện tử. Trẻ nghe và nhận biết được loại hình kèn Trumpet, ghi ta và tiếng đàn phìm điện tử. Trong phần này, các bài tập được biên soạn cho độ tuổi mẫu giáo lớn và hết sức đơn giản phù hợp với khả năng của trẻ và theo hướng cảm nhận âm nhạc là chủ yếu.

Để hoạt động giáo dục âm nhạc nói chung và nghe nhạc, nghe hát nói riêng cho trẻ mẫu giáo lớn đạt được hiệu quả cao thì giáo viên cần có những biện pháp cụ thể và quan trọng hơn cả là phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp trên kết hợp cùng những kỹ năng thực hành. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý ở từng độ tuổi của trẻ, từng nội dung, tình hình thực tiễn của nhà trường mà vận dụng các phương pháp, kỹ năng sao cho phù hợp thì mới góp phần nâng cao được chất lượng dạy học âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     N.A.Vet-lu-ghi-na (1989), Phương pháp giáo dục âm nhạc ở nhà trẻ mẫu giáo, Nxb Giáo dục Mat-xcơ-va.

2.     Phan Lan Anh - Nguyễn Thị Hiếu - Nguyễn Thanh Giang - Đặng Lan Phương - Hoàng Công Dụng (2013), Tuyển chọn Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố dành cho trẻ 5-6 tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam.

3.     Trần Hữu Du (1983), Giáo dục âm nhạc trong trường mẫu giáo, Nxb Giáo dục Việt Nam.

4.     Lê Thị Đức - Lý Thu Hiền - Phạm Thị Hòa (2003), Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam

5.     Phạm Thị Hoà (2008), Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam.

6.     Lê Thu Hương (Chủ biên, 2010), Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 5 - 6 tuổi, Nxb Giáo dục Việt Nam.

7.      Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia “Về giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông Việt Nam”.

8.      Nguyễn Thị Tố Mai (12/2012), Cần có cách nhìn đầy đủ hơn về vai trò của giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông,

9.     Ngô Thị Nam (2008), Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học, Hà Nội, Nxb Giáo dục Việt Nam.

10.   Nhiều tác giả (2008), Bài hát Việt Nam, Nxb Hà Nội năm 2008.

11.   Nguyễn Hải Phượng (2006), Phương pháp dạy học âm nhạc, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam.

12.   Nhiều tác giả (1999), Tuyển tập Dân ca ba miền nhiều tác, Nxb Phương Đông.

13.   Từ điển Tiếng Việt (2007), Nxb Từ điển Bách khoa.

14.   Hoàng Văn Yến (2005), Trẻ mầm non ca hát (tuyển tập các bài hát nhà trẻ mẫu giáo). Vụ Giáo dục Mầm non, Nxb Âm nhạc.