Nội san

Nâng cao chất lượng dạy học khèn lào cho sinh viên nhạc cụ cổ truyền ở trường nghệ thuật quốc gia Lào

19 Tháng Chín 2016

Metkham Sengkham [*]

 

Đối với người dân Lào, Khèn không chỉ là một nhạc cụ có khả năng biểu cảm phong phú mà còn là một người bạn đồng hành, có mặt trong mọi hoạt động của người dân. Từ những cuộc gặp mặt đầu năm, đến những lễ hội truyền thống, Khèn được coi là nhân chứng cho các cuộc tình, là sự chứng giám cho lòng thuỷ chung son sắt. Khèn với âm sắc đặc trưng, được cộng hưởng từ những ống tre, nứa nên có khả năng diễn tấu linh hoạt.

         Trường Nghệ thuật Quốc gia Lào là một trong những trường đào tạo các ngành âm nhạc chuyên nghiệp. Khi khảo sát về trường, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến phương pháp dạy Khèn và bộ giáo trình dạy Khèn mà nhà trường đang sử dụng. Qua đó chúng tôi nhận thấy còn nhiều vấn đề cần phải sắp xếp, bổ sung một cách khoa học hơn. chúng tôi xin đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Khèn. Các biện pháp cụ thể là: Đề xuất nội dung chương trình Khèn; Đổi mới phương pháp dạy học Khèn; Vận dụng phương pháp và lý luận dạy học tích cực vào dạy học Khèn;Vận dụng sáng tạo PPDH “nêu vấn đề”, kỹ thuật lấy hơi, dùng lưỡi và giữ hơi.

       Chính vì lí do đó, việc nâng cao chất lượng dạy học Khèn Lào của đất nước Lào, là một việc làm hết sức có ý nghĩa góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống từ thời cổ xưa truyền lại đến ngày hôm nay.

1. Đề xuất nội dung chương trình Khèn  

            Để dạy học KHèn Lào hiệu quả, tác giả mạnh dạn đề xuất nội dung có sự đổi mới như sau: Sắp xếp trình tự chương trình cho logic hơn; Dạy theo nốt nhạc và hình thái âm nhạc của phương Tây; Thêm một số bài của nước ngoài và bài dân ca vào giảng dạy; Giảm bớt thời lượng học của học sinh bắt buộc trước đây 3 năm còn 2 năm.

         Học sinh bắt buộc phải hiểu biết cơ bản Khèn, bước đầu giúp học sinh làm quen một số kỹ năng đơn giản về bài Khèn và thói quen tập ngón, dùng hơi thở...

         Học sinh chuyên ngành sẽ được học kỹ hơn, học nhiều hơn, tại vì học sinh chuyên ngành Khèn được học 48 giờ trong một tháng còn học sinh khác chỉ được học 24 giờ trong một tháng.

 2. Đổi mới phương pháp dạy học Khèn

   Thứ nhất,  vận dụng các phương pháp dạy học âm nhạc vào dạy học Khèn

         Các phương pháp dạy Khèn truyền thống gồm:

Phương pháp dùng lời: Giáo viên sẽ thuyết trình, giảng giải các kiến thức về Khèn, luận giải các kĩ năng bằng ngôn ngữ cho người học hiểu.

Phương pháp sử dụng trực quan: Là cách mà người dạy làm mẫu, thực hành trước để người học quan sát và làm theo.

Phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập: Là yêu cầu của người dạy đối với người học. Sau khi người học quan sát và được giảng giải sẽ có khoảng thời gian thực hành luyện tập dưới sự hướng dẫn và chỉ dạy của giáo viên.

Phương pháp kiểm tra đánh giá: Là cách tổng kết lại các kĩ năng, kĩ thuật cần đạt được của người học sau khoảng thời gian học một lượng kiến thức nhất định.

Phương pháp trình bày tác phẩm âm nhạc: Là cách người học thể hiện các thành quả của mình thông qua tác phẩm đã được học và luyện tập. Để có được phần trình bày như ý, người học cần phải có thời gian thực hành luyện tập cùng sự hướng dẫn, gọt dũa chau chuốt của giáo viên. Một tác phẩm được đánh giá cao là tác phẩm được trình bày nhuần nhuyễn, lồng ghép trong đó sự hiểu biết về tác phẩm và xúc cảm của người chơi.

 Thứ hai, vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Khèn

       Để thực hiện mục tiêu giáo dục trên, việc giảng dạy môn Khèn đòi hỏi phải có những thay đổi về phương pháp cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Trong các phương pháp dạy học hiện đại cần có năm nhân tố thúc đẩy dạy và học tích cực cụ thể là:

 Tạo không khí và các mối quan hệ trong lớp

 Xây dựng môi trường học mang tính kích thích (bàn ghế, trang trí trên tường, cách sắp xếp không gian lớp học); Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực; Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, ước mơ, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong các hoạt động tổ chức học tập; Quan tâm tới sự thoải mái tinh thần, tạo môi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng lời, không gây phiền nhiễu; Cho phép có hoạt động giải trí nhẹ nhàng, vui vẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy và học.

 Sự phù hợp với mức độ phát triển

          Tính tới sự phân hóa về nhịp độ học tập giữa các học sinh khác nhau, tránh sự khác biệt về trình độ phát triển của HS/SV;Trình bày sáng rõ về những mong đợi của thầy ở trò (nhất trí thỏa thuận);  Đưa ra các yêu cầu rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa;Tăng cường các trải nghiệm thành công và sự tham gia tích cực để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng em.

Dành thời gian đặt câu hỏi yêu cầu học sinh động não và hỗ trợ từng học sinh;Tạo điều kiện trao đổi về nhiệm vụ;Đảm bảo hỗ trợ đúng mức (học sinh hỗ trợ lẫn nhau và nhận hỗ trợ từ thầy cô);  Đảm bảo đủ thời gian thực hành;  Cho phép học sinh giúp đỡ nhau, quan sát học sinh học tập. Có thể bằng cách tự luyện tập Khèn.

 Sự gần gũi với thực tế cho học sinh học theo nhóm

  Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của học sinh và thế giới thực tại xung quanh;Tận dụng mọi cơ hội có thể tiếp xúc với thực tế; Sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh… để “mang”học sinh lại gần đời sống thực tế.

   Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với HS/SV và những nhiệm vụ vận dụng môn học ví dụ như: Cho HS/SV đến xem các nghệ nhân Khèn biểu diễn để học tập và rút kinh nghiệm trong luyện tập Khèn.

 Đa dạng hoạt động 

   Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực; Tích hợp các hoạt động học mà chơi đặc biệt các trò chơi giáo dục; Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập.

 Phạm vi tự do sáng tạo

   Học sinh thường xuyên được lựa chọn hoạt động.

          Học sinh được giao nhiệm vụ lên kế hoạch và đánh giá các hoạt động. Trong khuôn khổ một số nhiệm vụ nhất định, có được tự do xác định quá trình thực hiện, cụ thể trong việc giao bài cho HS/SV tự học.  

  Đối với giáo viên dạy Khèn trong Trường Nghệ thuật Quốc gia Lào, cùng với những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, việc phát huy năng lực chuyên ngành và năng lực sư phạm là rất cần thiết trong công tác giảng dạy và hoạt động phong trào âm nhạc, Khèn.

        Có như vậy, khi giáo viên làm mẫu cũng như dạy âm nhạc từng câu sẽ đảm bảo tính chính xác về mặt kiến thức. Đối với giáo viên môn Khèn, việc bắt nhịp cho học sinh tập thổi Khèn cũng cần bảo đảm tính chính xác về chuyên môn như: sơ đồ nhịp, kiểu vào đầu bài, dùng lưỡi, giữ hơi…..Để giúp học sinh có được các kỹ năng trong bài Khèn như: Tư thế, hơi thở, giữ hơi, bấm đúng lỗ, dùng đúng ngón, biểu cảm….Giáo viên môn Khèn không chỉ cần thổi Khèn giỏi, đọc nhạc tốt mà cần phải có cả năng lực sư phạm, năng lực lập kế hoạch dạy học một cách khoa học, biết chọn lựa, giới hạn các nội dung phù hợp với đối tượng dạy học. Biết làm nổi bật trọng tâm, dự kiến tình huống và phân chia thời gian hợp lý, lựa chọn phương pháp phù hợp với kiểu bài học.

         Bên cạnh đó, người giáo viên rất cần đến năng lực phân loại học sinh, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, phát huy được những học sinh có năng khiếu nổi bật, khuyến khích và nâng đỡ học sinh yếu học tập tiến bộ hơn.

        Cách trình bày bảng cũng đòi hỏi giáo viên phát huy cả năng lực chuyên ngành và năng lực sư phạm, giáo viên không chỉ trình bày đẹp mà còn phải thực hiện đúng những nguyên tắc ghi chép nhạc. Khi giới thiệu một bài Khèn hoặc kể chuyện âm nhạc, cách thể hiện ngón tay, lấy hơi, dùng lưỡi của giáo viên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của bài giảng.

            Như đã khẳng định ban đầu, việc nâng cao chất lượng dạy học Khèn Lào của đất nước Lào là một việc làm hết sức có ý nghĩa, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống từ thời cổ xưa truyền lại đến ngày hôm nay. Chính vì thế, giáo viên dạy Khèn lào không những cần có kiến thức chuyên môn tốt, mà còn cần không ngừng nghiên cứu, đổi mới phương  pháp giảng dạy để việc dạy học đạt được hiệu quả tốt nhất. Đây cũng chính là con đường bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Lào một cách văn hóa, một cách khoa học.

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      SOUKSAVATD  Bountheng (2001), Bước đầu hệ thống hóa và phân loại các nhạc cụ cổ truyền dân tộc Lào, Luận án tiến sĩ nghệ thuật âm nhạc, Bộ văn hóa thông tin, viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

2.    SOUKSAVATD Bountheng (1990), Lăm Vông là một loại hình nghệ thuật mang tính cộng đồng, Luận văn tốt nghiệp Đại học lý luận âm nhạc, Nhạc viện Hà Nội.

3.    SITHILATH Khamphanh (2008), Nhạc cụ truyền thống người SINGSILY, tại huyện PhôngSaLỳ, tỉnh PhôngSaLỳ. Nước CHDCND Lào, luận văn thạc sĩ văn háo học. Bộ giáo dục và đào tạo viện khoa học xã hội Việt Nam, viện nghiên cứu văn hóa, Hà Nội.

4.    Luongkhot Thonglith (2005), “Di sản văn hóa thế giới VÁT PHU – nước CHDCND Lào”, Tạp chí khảo cổ học 2 (134), tr, 96 – 106, Hà Nội.

5. TS. Bountheng SOUKSAVATD, giai điệu bài dân ca Lào (Laodoeum Melody), Viện nghiên cứu xã hội (Viêng Chăn 2006).

6.    Cồng Đườn Nệt Tạ Vông (Viêng Chăn 2002), Khèn và tiếng Khèn, Archives of tradition music Laos, Bộ Thông tin và Văn Hóa.

7. Khăm Sen Phị La Vông, Giáo trình học Khèn Lào hệ sơ cấp, Bộ Thông tin và Văn Hóa, Trương Nghệ thuật Quốc gia Lào (Viêng Chăn 1988).

8. Khăm phủy Say Nhạ Na, Giáo trình học Khèn Lào hệ trung cấp, Bộ Thông tin và Văn Hóa, Trương Nghệ thuật Quốc gia Lào (Viêng Chăn 1988).

9. TS. Hổng Cạt Sụ Văn Na Vông (The khaen Lao and Lao folk song, learn to play the khaen Lao), Viêng Chăn 2011.(Khèn Lào và dân ca dân gian của Lào-Học chơi Khèn Lào).

____________________________

[*] Lớp Cao học k4– Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc