Nội san

Việc làm của sinh viên tốt nghiệp trường ĐHSP Nghệ thuật TW thực trạng và giải pháp

13 Tháng Giêng 2017

Ánh Tuyết – Lưu Phát

 

Vấn đề việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sinh viên tốt nghiệp Trường ĐHSP Nghệ thuật TW từ khóa học 2008 - 2012 đến khóa học 2010 – 2014. Từ kết quả khảo sát đó giúp chúng ta thấy được thực trạng việc làm của sinh viên do Nhà trường đào tào tạo và phân tích những nguyên nhân, đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng sinh viên không có việc làm/việc làm không phù hợp. Nghiên cứu này mang ý nghĩa thiết thực không chỉ riêng với Nhà trường mà còn góp phần đưa hoạt động giáo dục, đào tạo nghệ thuật ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của thực tế xã hội.   

Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã thay đổi địa chỉ, đặc biệt sinh viên khu vực nông thôn. Gia đình sinh viên tốt nghiệp thể nhận được thư nhưng không thể gửi tới sinh viên tốt nghiệp bởi phụ huynh cũng không biết địa chỉ chính xác của con em mình. Đây một trong những khó khăn lớn nhất đối với những người thực hiện cuộc điều tra. Đồng thời, đó cũng là một trong những do chính khiến cho tỷ lệ phản hồi phiếu khảo sát không cao. Nhóm nghiên cứu phải dành nhiều thời gian công sức để tìm cách liên lạc với sinh viên tốt nghiệp như: hỏi các bạn cùng lớp hoặc điện thoại về gia đình, liên lạc qua email, facebook.... Qua việc phỏng vấn điện thoại, chúng tôi hội để giải thích làm cho cựu sinh viên cảm thấy thoải mái để trả lời các câu hỏi nên thu được số lượng phiếu khảo sát tương đối khả quan.  

Bảng 1: Sinh viên tốt nghiệp các khóa học

STT

Khóa học

Số lượng

Tỷ lệ%

1

2008 - 2012

285

27.5

2

2009 - 2013

379

36.5

3

2010 - 2014

372

36.0

 

Tổng số

1036

100

Trong số sinh viên các khóa học tham gia khảo sát, khóa học 2019 - 2013 có số lượng trả lời phiếu cao nhất, chiếm tỷ lệ 36.5% và thấp nhất là khóa học 2008 - 2012 chiếm 27.5%.

Với 5 ngành học của trường, số lượng sinh viên tham gia khảo sát cũng khác nhau:

Bảng 2: Sinh viên tham gia khảo sát theo các ngành học

STT

Ngành

Số lượng SV khảo sát

Tỷ lệ (%)

1

Sư phạm Âm nhạc

374

36.1

2

Sư phạm Mỹ thuật

295

28.5

3

Quản lý văn hóa

121

11.7

4

Thiết kế thời trang

194

18.7

5

Thiết kế đồ họa

52

5.0

 

Tổng số

1036

100

Có sự chênh lệch về đối tượng khảo sát là do số sinh viên tốt nghiệp ra trường của các khóa, các Khoa khác nhau. Số sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia khảo sát của Khoa Sư phạm Âm nhạc chiếm tỷ lệ cao nhất là 36.1%, Khoa Sư phạm Mỹ thuật xếp thứ hai chiếm 28.5%, thấp nhất ở Khoa Thiết kế đồ họa chiếm 5.0%. Có sự khác biệt đó là do Khoa Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật là hai khoa có truyền thống, gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển của Nhà trường trên 45 năm. Khoa Văn hóa - Nghệ thuật, Khoa Thiết kế thời trang và Khoa Thiết kế đồ họa đều mới được thành lập từ sau năm 2006.

Bảng 3: Giới tính của sinh viên tốt nghiệp

STT

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Nam

348

33.8

2

Nữ

688

66.2

 

Tổng số

1036

100

Trường ĐHSP Nghệ thuật TW là trường đặc thù nghệ thuật nên ngay từ đầu vào, số lượng nữ sinh viên đã chiếm tỷ lệ cao hơn nam sinh viên. Do đó, giới tính của sinh viên tham gia khảo sát cũng tương đồng với tỷ lệ: nữ là 66.2% và nam là 33.8%.

1. Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

1.1. Số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm/không có việc làm

Bảng 4: Tình hình việc làm của sinh viên sau tốt ngiệp

STT

Tình hình việc làm của sinh viên sau tốt ngiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

 1

Chưa có việc làm

108

10.4

 2

Đang có việc làm

911

87.9

 3

Đang học cao học nên  chưa đi làm

17

1.7

 

Tổng số

1036

100

        Tỷ lệ sinh viên có việc làm rất cao chiếm 87.93%. Số liệu này phản ánh thực chất thị trường lao động hiện nay với sức cạnh tranh lớn. Con số này là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ các hoạt động định hướng nghề nghiệp của nhà trường dành cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đã phát huy hiệu quả và sinh viên lựa chọn được công việc ổn định, phù hợp năng lực, cá tính bản thân nhiều hơn. Mặc dù vậy, vẫn còn 10.4% số lượng sinh viên chưa tìm được việc làm. Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên được khảo sát đang tiếp tục học nâng cao (sau đại học) chiếm tỉ lệ là 1,7%.

Bảng 5: Lý do sinh viên chưa có việc làm

STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Mức độ

1

Thiếu kiến thức chuyên môn

26

24.1

6

2

Thiếu kỹ năng chuyên môn

30

27.8

5

3

Thiếu thông tin tuyển dụng

32

29.6

4

4

Thiếu các kỹ năng mềm

47

43.5

2

5

Thiếu kinh nghiệm làm việc

35

32.4

3

6

Kỹ năng ngoại ngữ/Tin học chưa đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng

98

90.7

1

7

Anh/chị đang học sau đại học

17

15.7

7

            Ở trường ĐHSP Nghệ thuật TW, lý do sinh viên chưa tìm được việc làm tập trung chính vào yếu tố “Kỹ năng ngoại ngữ/Tin học chưa đáp ứng yêu cầu của vị trí tuyển dụng”, chiếm tỷ lệ 90.7%, xếp thứ nhất trong 7 yếu tố. Đứng thứ 2 là sinh viên thiếu các kỹ năng mềm, chiếm tỷ lệ 43.5%. Lý do thấp nhất do chưa có việc làm là sinh viên đi học cao học để nâng cao trình độ với tỷ lệ chỉ 15.7%. Như vậy, qua khảo sát cho thấy, sinh viên sau khi ra trường vẫn chưa có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp và việc làm dẫn đến bị động khi đi tìm việc làm. Một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, chưa đúng sở trường và xu hướng phát triển của thị trường lao động. Đặc biệt ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm là những yêu cầu rất thiết thực từ phía nhà tuyển dụng nhưng sinh viên lại chưa đáp ứng được. Mặt khác, sinh viên mới ra trường rất hạn chế về kỹ năng nắm bắt thông tin của các nhà tuyển dụng nên thường bỏ lỡ cơ hội. Điều đó đòi hỏi cơ sở đào tạo cần tạo mối liên kết chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp nhằm đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực ngay từ trên ghế nhà trường.

1.2. Thời gian sau khi tốt nghiệp có việc làm

Bảng 6: Thời gian sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp

STT

Thời gian sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

Xếp hạng

1

Trước khi tốt nghiệp

28

3.1

5

2

Sau 1-3 tháng

360

39.5

2

3

Sau 4-7 tháng

436

47.9

1

4

Sau 8-12 tháng

53

5.8

3

5

Trên 12 tháng

34

3.7

4

 

Tổng số

911

100

 

Sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp từ 4 - 7 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 47.9%. Đứng thứ hai là sinh viên có việc làm sau 1- 3 tháng chiếm 39.5%. Thậm chí, sinh viên trước khi tốt nghiệp tìm được việc làm cũng chiếm 3.1%. Điều này chứng tỏ sinh viên của trường ĐHSP Nghệ thuật TW cũng đã rất chủ động trong việc tìm kiếm và định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Biểu đồ 1: Thời gian sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp

 

1.3. Những lĩnh vực nghề nghiệp mà sinh viên tốt nghiệp tham gia

Bảng 7: Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của cựu sinh viên

STT

Công việc thuộc lĩnh vực

Số lượng

Tỷ lệ %

Xếp hạng

1

Giáo dục

265

29.1

1

2

Văn hóa - nghệ thuật

214

23.5

2

3

Quân sự, An ninh quốc phòng

18

2.0

8

4

Thời trang/dệt may

161

17.7

3

5

Marketing

19

2.1

7

6

Quản trị kinh doanh

84

9.2

4

7

Kiến trúc/Thiết kế

83

9.1

5

8

Truyền hình

10

1.1

9

9

Lĩnh vực khác

57

6.3

6

 

Tổng cộng

911

100

 

            Sinh viên trường ĐHSP Nghệ thuật TW tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm ở rất nhiều cơ quan thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, vì là trường thuộc khối sư phạm nên sinh viên xin vào làm việc ở cơ quan giáo dục chiếm tỷ lệ cao nhất là 29.1%. Xếp thứ hai là các đơn vị sử dụng lao động thuộc lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật đạt tỷ lệ 23.5%. Đứng thứ ba là cơ quan thuộc lĩnh vực thời trang, đạt tỷ lệ 17.7%. Thấp nhất là lĩnh vực truyền hình với số lượng sinh viên xin vào làm chỉ chiếm 1.1%. Con số này phần nào phản ánh việc sinh viên của trường đã có sự định hướng đúng đắn về công việc và tìm việc làm đúng theo chuyên ngành đã được đào tạo.

2. Giải pháp khắc phục khó khăn về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

 

Bảng 8: Yếu tố giúp sinh viên có việc làm

TT

Yếu tố giúp sinh viên tìm được việc làm

Số lượng

Tỷ lệ %

Xếp hạng

1

Chương trình đào tạo được điều chỉnh và cập nhật theo nhu cầu của thị trường lao động

243

25.2

1

2

Các nhà tuyển dụng tham gia xây dựng chương trình đào tạo

107

12.1

4

3

Thời lượng thực hành/thực tập nghề được tăng thêm

180

19.1

2

4

Sinh viên được học các khóa đào tạo kỹ năng mềm

176

18.7

3

5

Sinh viên được rèn luyện các phẩm chất cá nhân đáp ứng yên cầu của thị trường lao động

79

9.4

5

6

Nhà trường và đơn vị sử dụng lao động cập nhật thông tin về nhu cầu sử dụng lao động

74

8.9

6

7

Nhà trường phối hợp với đơn vị sử dụng lao động tổ chức Seminar cho sinh viên

51

6.7

7

 

Tổng cộng

911

100

 

Trong số các yếu tố, giải pháp giúp sinh viên dễ dàng tìm được việc làm, xếp thứ nhất là chương trình đào tạo được điều chỉnh và cập nhật theo nhu cầu của thị trường lao động chiếm tỷ lệ 25.2%. Có thể thấy, khi chương trình học được điều chỉnh và cập nhật theo nhu cầu của thị trường lao động sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong quá trình xin được việc làm. Theo sinh viên, “về ngành thiết kế đồ họa của trường thì theo em, sinh viên cần được dạy sâu hơn các phần mềm đồ họa ngay từ năm thứ 2 tới năm thứ 4. Riêng về mảng thiết kế web, 3D hiện nay rất phát triển mà chúng em lại không được dạy sâu về hai bộ môn này” (PTH – K1 ĐH Thiết kế đồ họa).

Yếu tố thời lượng thực hành/thực tập nghề được tăng thêm có tỷ lệ 19.1%, xếp thứ hai. Điều đó cho thấy, khi sinh viên tốt nghiệp, họ nhận thấy rất rõ tầm quan trọng của việc tăng thời gian đi thực tập, được thực hành trực tiếp tại doanh nghiệp có tác dụng lớn. Vì thế mà rất nhiều sinh viên có cùng kiến nghị với nhà trường là "Nhà trường nên dành nhiều thời gian cho sinh viên thực tập chuyên môn đi đôi với rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng sống" (NTH – K4 ĐHSP Mỹ thuật).

“Trường ĐHSP Nghệ thuật TW là nơi đào tạo giáo viên dạy âm nhạc cho cả nước. Tuy nhiên do chương trình học ở đây bị chi phối quá nhiều bởi các môn học chính trị, thiếu thời gian cho các môn chuyên ngành như thanh nhạc, nhạc cụ. Và hơn nữa là chưa có các khóa chuyên sâu đào tạo kỹ năng mềm nên khi ra trường rất nhiều cựu sinh viên yếu về chuyên môn và các kỹ năng hoạt động ngoài xã hội. Vì lẽ đó nên rất ít sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu việc làm ở bên ngoài. Từng là sinh viên ở ngôi trường này nên em thiết nghĩ, nhà trường nên dành nhiều thời gian cho các môn chuyên ngành. Thường xuyên mở các lớp kĩ năng mềm và các hoạt động ngoài xã hội để sinh viên được trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc ở bên ngoài nhà trường. Đồng thời cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập nên được đầu tư kỹ càng và đầy đủ hơn, tạo môi trường học tập chuyên nghiệp cho sinh viên (LVV – K3 ĐHSP Âm nhạc).

Đứng cuối cùng là yếu tố nhà trường phối hợp với đơn vị sử dụng lao động tổ chức seminar cho sinh viên với tỷ lệ 6.7%. Điều đó phản ánh rất đúng thực tế của nhà trường thời gian từ năm 2012 đến 2014. Sinh viên trước khi tốt nghiệp giai đoạn đó ít được tham gia các hội thảo, các cuộc tọa đàm hay giới thiệu việc làm. Chính vì lẽ đó, sinh viên tốt nghiệp đã đưa ra đề xuất với nhà trường nhằm khắc phục tình trạng trên: “Nhà trường nên phối hợp cùng với các nhà tuyển dụng mở ra các buổi seminar, ngày hội việc làm để tất cả các bạn sinh viên năm cuối nói riêng và các bạn sinh viên nói chung có cơ hội được tiếp cận với thông tin tuyển dụng, các cơ hội việc làm” (NTNT – K2 ĐH Quản lý văn hóa).

Các đề xuất trên đây của nhóm nghiên cứu, có sự tham khảo từ ý kiến của đối tượng phỏng vấn nên rất sát với thực tế. Chúng là kênh tham khảo đối với Nhà trường trong việc điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo sao cho phù hợp, với phương châm “đào tạo cái xã hội cần chứ không phải đào tạo cái mình có”. Đồng thời, các đề xuất cũng gợi ý cho sinh viên có được định hướng rõ rệt trong việc học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng ngay từ giảng đường đại học đến việc tiếp cận các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Vận dụng hữu hiệu các giải pháp này sẽ góp phần giúp sinh viên có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm với mức thu nhập phù hợp và đúng với chuyên ngành được đào tạo.