Nội san

Đổi mới phương pháp dạy – học thông qua hệ thống các bài tập thực hành

01 Tháng Bảy 2010

HỘI THẢO KHOA HỌC

GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT VÀ CUỘC SỐNG

 

Ths. Đặng Xuân Cường

Khoa Mỹ thuật cơ sở

 

            Các sách lý luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt hoạt động nhận thức, thì các phương pháp thực hành là "tích cực" hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan là "tích cực" hơn các phương pháp dùng lời.

            Đối với Môn Luật Xa Gần việc làm bài tập thực hành là phương pháp củng cố kiến thức tốt nhất. Vì lẽ đó đổi mới phương pháp dạy học bằng cách xây dựng hệ thống bài tập thực hành là giải pháp tối ưu nằm sau các phần lý thuyết cơ bản nhằm tạo hứng thú và cuốn hút sinh viên vào các hoạt động học tập tự nguyện. Trong các bài tập thực hành thì chép tranh cổ điển là một phương pháp tốt bởi lẽ trong tranh cổ điển nhờ áp dụng luật xa gần mà việc tạo ra chiều sâu vô tận với nhiều lớp cảnh được thể hiện rõ. Cũng nhờ có luật xa gần mà trên mặt phẳng người ta đã diễn tả được cả núi non ngàn dặm, kẻ gần, người xa và sức chứa trở nên vô tận vì không gian được tiến vào chiều sâu, đây chính là điểm hấp dẫn và cũng là những lợi thế cho Sinh viên có điều kiện nghiên cứu, học tập các họa sĩ bậc thầy.

         Mặt khác như phần trên đã nói: coi trọng vị trí hoạt động học và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy vai trò tích cực chủ động của người học mà trong đó chép tranh gắn liền với các bài học lý thuyết khô khan sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập.

   - Vì vậy nếu người học được vận dụng các bài tập thực hành sau những phần lý thuyết cơ bản thì tự bản thân người học sẽ được củng cố kiến thức một cách vững chắc và dần dần xây dựng cho mình một phương pháp học chủ động.

   - Trong Mỹ thuật phương pháp dạy - học tích cực rất quan trọng; trong đó cần lưu ý rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học.

   - Vậy vấn đề đặt ra trong môn Luật xa gần là phải tăng cường ứng dụng các bài tập thực hành sau mỗi buổi lên lớp, biến quá trình tự học của sinh viên thành một quá trình liên hệ, cọ sát với thực tiễn, như vậy chẳng những góp phần củng cố bài học lý thuyết mà còn gia tăng khả năng ứng dụng thực hành tạo cho học sinh có điều kiện phát huy tốt khả năng của mình.

Việc ứng dụng các bài tập thực hành thông qua việc chép tranh tả thực học sinh sẽ học tập được rất nhiều các nguyên tắc về bố cục,  kinh nghiệm sử lý về ánh sáng,  màu sắc, không gian, đậm nhạt của các hoạ sỹ bậc thầy. Như vậy sinh viên có thể áp dụng vào các bài học chuyên ngành và đương nhiên kết quả học tập sẽ được nâng lên.

+ Hình thức dạy học theo phương pháp này tôi đã áp dụng trong các lớp K36, Hệ CĐSP Mỹ thuật và hiện tại đã thực nghiệm ở K2 +K3 Hệ ĐHSP Mỹ thuật trường ĐHSP Nghệ thuật TW mang lại kết quả rất tốt, sinh viên đặc biệt hào hứng khi thực hiện các bài tập này.

 

  • Sau đây là kết quả một số bài tập do sinh viên K36Hệ CĐSP Mỹ thuật thực hiện:                                             

 

Nguyễn Thị Quế - K36g2

Vũ Thị Mai - K36g1

Nguyễn Thị Kim Thoa - K36g3

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - K36g3

Đỗ Đình Thu - K36g2

 

Tiếp theo là một số thực nghiệm qua các bài tập của sinh viên ĐHK2  do giảng viên Vũ Hạnh Chi thực hiện:                               

 

Lê Thu Hiền- K2E

Nguyễn Danh Vĩnh - K2C

Đỗ Văn Đương K2A

Hà Văn Hợp K2E