Nội san

Ca khúc mang âm huởng dân ca Tày trong giảng dạy thanh nhạc cho sinh viên Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc

21 Tháng Chín 2016

Nguyễn Minh Thái [*]

 

Âm nhạc Tày, Thái đã được biết đến như một bộ phận không thể thiếu trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Với đặc điểm giàu tính tự sự, thuần phác, phản ánh tâm hồn, tư tưởng của người Tày vùng núi phía Bắc, dân ca Tày được nhiều nhạc sĩ Việt Nam đi sâu tìm hiểu và sử dụng để đưa vào các tác phẩm âm nhạc, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là thanh nhạc. Các làn điệu dân ca Tày là nguồn chất liệu độc đáo trong nhiều ca khúc nổi tiếng. Các nhạc sĩ như: Phạm Tuyên, Nguyễn Tài Tuệ, An Thuyên, Đinh Văn Đoàn, Phạm Tịnh và nhiều các nhạc sĩ khác đã sử dụng chất liệu trong những làn điệu dân ca để làm nên các tác phẩm âm nhạc giàu tính nhân văn.

Trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc là trường bồi dưỡng cán bộ văn hóa khu tự trị Việt Bắc. Từ khi chính thức đi vào hoạt động cho đến nay, trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc đã trải qua gần ½ thế kỉ (45 năm) – đó là một chặng đường gian khổ và ý nghĩa đối với thầy trò trường Cao đẳng VHNT Việt Bắc. Tuy nhiên với đặc điểm của vùng Việt Bắc, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đông, vì thế số luợng sinh viên dân tộc chiếm phần lớn, điều này đã ảnh huởng không nhỏ đến việc dạy và học của giảng viên và sinh viên.

Hiện nay, đại bộ phận sinh viên đang chịu ảnh hưởng của truyền thông mang tính thương mại như: thích loại âm nhạc thị trường và nước ngoài, đang dần xa cách hoặc không thích âm nhạc dân gian Việt Nam. Thế hệ trẻ ngày nay nhận thức về văn hóa dân gian truyền thống còn hạn chế, nhiều bạn trẻ còn chưa quan tâm đến bản sắc dân tộc, Ngay chính các đối tượng học sinh, sinh viên dân tộc Tày còn chưa biết đến bài hát của dân tộc mình.

1. Dân ca Tày và Nguồn gốc ra đời của dân ca Tày

   Theo cuốn “Âm nhạc dân gian một số dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” do các tác giả Nông Thị Nhình - Hồng Thao biên dịch, sưu tầm và giới thiệu thì “Âm nhạc dân ca Tày - Nùng - Thái có một quá trình phát triển lâu dài, ngày càng hoàn thiện về mặt nghệ thuật và sắc thái dân tộc. Mỗi dân tộc lại có một phong cách âm nhạc riêng, thể hiện những màu sắc độc đáo nhất định”.[31, tr 45]

Dân ca của mỗi dân tộc hay của mỗi vùng, mỗi miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ. Nhiều bài dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng. Những bài dân ca thường nảy sinh từ những điều kiện: Phong tục sinh hoạt, nghi lễ; Điều kiện tự nhiên xã hội; Hoạt động vui chơi, lao động sản xuất.

2. Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đồng bào Tày

Hát lượn

Là một bộ phận dân ca Tày. Trong cuốn “Sli Lượn dân ca trữ tình Tày Nùng” một công trình nghiên cứu văn học dân gian của tác giả Vi Hồng đã đưa ra nhận xét về nguồn gốc và ngữ nghĩa của từ “Lượn”.

Hát Then

Then là một di sản nghệ thuật truyền thống độc đáo của các dân tộc Tày, Nùng, ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Then được lưu giữ, phát triển thành một không gian văn hóa hát Then của các tộc người trong quá khứ và hiện tại, Then góp phần mang dấu ấn nền văn minh nhân loại.

Hát Quan lang- Hát đám cưới

Đối đáp là một trong những hình thức sinh hoạt phổ biến của lượn. Hiểu một cách đơn giản nhất đối đáp là một bên “đối” và một bên đáp trả lại. Một bên thương là “khánh”- bao giờ cũng ca ngoại hết lời những thứ, những vật...của bên “chủ”. Bên chủ sẽ đáp trả bằng những lời lẽ khiêm tốn, lịch sự, không dám nhận những lời khen của khách.

Cuộc “lượn Quan lang” được diễn ra dưới hình thức đối đáp giữa ông “Quan Lang” đại diện cho nhà trai với đại diện nhà gái, thường là mộ phụ nữ - tiếng Tày gọi là “ Pả mẻ

Lượn Quan Lang

Đàm Thế Vấn ghi

Hát cúng lễ - Hát then

Người Tày gọi là “then”, còn người Nùng gọi là “Sliên”, nhưng khi gia chủ có việc mời bà Then đến cầu cúng, giải hạn, nối số, cầu bình yên hoặc lễ cấp sắc... thì gọi là “ Hắt phựt”, “Hát Then”, “Lẩu Phựt” ( Lẩu Then). Tuy nhiên, lời cầu của Then thể hiện bằng lời hát (ta quen gọi là hát Then) nó khác với sự cầu cúng của thầy Mo, Tào (chủ yếu cúng bằng lời).

Mo then là nghệ thuật diễn xướng dân gian, ra đời trong không gian xã hội nguyên thuỷ. Mo then là nguồn gốc ra đời các loại hình nghệ thuật dân tộc nhưng nhìn chung, cho đến nay, chúng chưa hòa nhập được vào nhịp sống âm nhạc đương đại. Riêng ở một số bài hát then Tày, Nùng được đặt lời mới, hát ngợi ca quê hương, Đảng, Bác, anh bộ đội…

3. Ca khúc mang âm hưởng dân ca Tày

Ca khúc thường thể hiện những xúc cảm điển hình, truyền đạt những thông điệp quan trọng với những tình huống tiêu biểu, đó là một yếu tố không nhỏ giúp cho ca khúc gần gũi với đông đảo công chúng. Ca khúc là một tác phẩm âm nhạc được biểu diễn bởi giọng người thường được viết ở hình thức nhỏ; một, hai hoặc ba đoạn đơn có hoặc không có nhạc đệm.

Âm hưởng dân ca là những bài hát mang tính dân gian hoặc được các nhạc sĩ sáng tác bằng việc mô phỏng lại những làn điệu dân ca

Ca khúc mang âm hưởng dân ca Tày là những ca khúc mới do một số nhạc sĩ sáng tác dựa trên chính chất liệu dân ca của người Tày về gia điệu, ca từ, hình ảnh, lối so sánh và thanh âm điệu thức... Qua đó, người nhạc sĩ đưa vào ca khúc của mình một vẻ đẹp, sự độc đáo, phong phú của những bài hát trên nhiều phương diện. Những ca khúc này giúp người nghe hình dung được đời sống vật chất và tinh thần, phong tục tập quán và tín ngưỡng, văn hóa và nghệ thuật của người Tày, cảm nhận được bản săc âm nhạc dân gian vùng núi phía Bắc trên giai điệu âm nhạc hiện đại.

Ca khúc mang âm hưởng dân ca Tày đa phần được sáng tác là những ca khúc nghệ thuật, vì thể đòi hỏi sự sáng tạo cao trong sáng tác và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất liệu đọc đáo của lượn Cọi, lượn Nàng Hai, Nàng Ới, Then (tàng bốc, tàng nặm) với âm nhạc mới. Để thể hiện tốt những ca khúc mang âm hưởng dân ca Tày, ngoài khả năng chuyên môn, trình độ thẩm mĩ âm nhạc, đòi hỏi người ca sĩ phải có sự hiểu biết và có được những rung cảm nhất định đối với nghệ thuật dân ca Tày mới thể hiện được cái hay, cái đẹp của thể loại ca khúc này.

Những ca khúc mang âm hưởng dân ca Tày là những ca khúc mới do các nhạc sĩ sáng tác dựa trên chất liệu dân ca về ca từ, hình ảnh, lối so sánh ví von…; về thang âm, điệu thức, giai điệu... Qua đó, người nhạc sĩ có thể đưa vào ca khúc của mình vẻ đẹp, sự độc đáo, phong phú của những bài dân ca Tày trên nhiều phương diện. Những ca khúc này giúp người nghe hình dung được đời sống vật chất và tinh thần, phong tục tập quán và tín ngưỡng, văn hóa và nghệ thuật… của người dân Việt Bắc. Trong ca khúc mới, có thể dễ dàng bắt gặp những ca khúc mang âm hưởng trữ tình ngợi ca đời sống lao động, tình yêu, quê hương, đất nước, con người như: Chín bậc tình yêu – Sáng tác: An Thuyên, Lời: Phỏng thở Nguyễn Văn An, Tiếng hát giữa rừng Pác Pó - Sáng tác: Nguyễn Tài Tuệ, Tiếng đàn Then - Sáng tác: Tăng Thình, Người đẹp Thái Nguyên - Sáng tác: Hiền Mặc Chất – Cao Khắc Thùy...

4. Hướng dẫn sinh viên kỹ thuật xử lý thanh nhạc với một số ca khúc mang âm hưởng dân ca Tày

Bài: Áo chàm đi hội - Sáng tác: Viên Tân Điều

Cần hát rõ nét các nốt hoa mĩ trước từ “thấp, thoáng, tiếng, hát”, nếu câu hát không đạt được thì sẽ mất sự mềm mại, sâu lắng. mở âm thanh với các từ trên, âm thanh của các nốt hoa mĩ được đặt cùng một vị trí, buông lỏng hàm dưới, âm thanh lay động nhẹ nhàng. Thả lỏng hai vai để không bị gồng người, khi đó người hát với tư thế thoải mái sẽ đạt được âm thanh vang, sáng, câu hát nhẹ nhàng uyển chuyển hơn. Để đạt được yêu cầu về sự linh hoạt, rõ lời, mềm mại, ổn định vị trí âm thanh, khi thể hiện cần phải chú ý ngay nốt đầu tiên sinh viên phải đặt vị trí âm thanh nông gần ra đầu môi trên, nét mặt tươi cười tự nhiên, khẩu hình mở vừa phải và không được mở dọc, điều tiết hơi thở đều đặn.

Chú ý về phần tiết tấu kép, cần hát đúng và rõ lời ca, phần láy nhanh khi hát phải hít sâu, đặt âm thanh nhẹ vào chữ “ơi” vì nó nằm ở phách yếu làm sao cho âm thanh mềm mại. Hầu hết giai điệu có âm thanh treo cùng một cao độ, vị trí âm thanh gàn đàu môi, lúc này hơi thở phải giữ chặt hơn để ngân dài, âm thanh không bị lồi lõm, sẽ gọn, vang, sáng. Tuyệt đối không được đẩy hơi đột ngột, mở khẩu hình quá to.

Có thể nói với những cố gắng, tìm phương pháp phù hợp, đúng để luyện thanh, sửa câu hát trong bài cho sinh viên khi học hát những tác phẩm mang âm hưởng dân ca đã tạo bước ngoặc trong việc dạy và học của giảng viên và sinh viên nhà trường. Quan trọng hơn sau khi tiếp thu được kiến thức được đào tạo, các thế hệ giao viên sẽ truyền đạt kiến thức, cách hát đến các thế hệ học sinh.

Qua việc dạy những ca khúc mang âm hưởng dân ca, với chúng tôi là niềm tự hào về âm nhạc truyền thống của ông cha ta để lại, đó là sự kết tinh những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Chỉ có được sự truyền dạy và rèn luyện đúng cách mới có thể ý thức được và trình bày đúng được những ca khúc mang âm hưởng dân ca.. Bảo tồn nền âm nhạc dân gian nói chung và ca khúc mang âm hưởng dân ca Tày nói riêng là một việc hết sức quan trọng trong thời kì đổi mới, việc tiếp thu có chọn lọc các loại hình văn hóa nghệ thuật,c ác thể loại âm nhạc trên thế giới là rất cần thiết, từ đó làm mới nền âm nhạc nước nhà, cho nền âm nhạc có sức sống mạnh mẽ.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.         Dương Viết Á (2009), Mấy vấn đề Văn hóa âm nhạc Việt Nam, Nxb Văn Hóa Dân Tộc - Hà Nội.

2.         Triều Ân (2000), Then Tày – những khúc hát, Nxb Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội.

3.         Đào Việt Hưng (1999), Tìm hiểu điệu thức dân ca người Việt Bắc Trung Bộ, Viện Âm nhạc – Nxb Âm nhạc, Hà Nội.

4.         Hồ Mộ La (2008), Phương pháp dạy thanh nhạc, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

5.         Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hoá Tày Nùng, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

6.         Nông Thị Nhình (2000), Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn, Nxb Văn hóa.

7.         Tô Ngọc Thanh, Hồng Thao (1986), Tìm hiểu âm nhạc dân tộc cổ truyền, tập 1, Nxb Văn hóa Hà Nội.

8.         Hoàng Tuấn (2000), Âm nhạc Tày, Nxb Âm nhạc, Hà Nội

9.         Tô Vũ (1996), Sức sống của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nxb Âm nhạc Hà Nội.

10.      Nguyễn Thị Yên (2006),Then Tày, Nxb Khoa học Xã hội.

 

____________________________

[*] Lớp Cao học k4– Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc